4
/
152263
EVN đồng ý phương án 3 tháng điều chỉnh giá điện/lần, tăng từ 3% trở lên
evn-dong-y-phuong-an-3-thang-dieu-chinh-gia-dien-lan-tang-tu-3-tro-len
news

EVN đồng ý phương án 3 tháng điều chỉnh giá điện/lần, tăng từ 3% trở lên

Thứ 2, 21/08/2023 | 09:00:54
2,221 lượt xem

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có góp ý về dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 của Thủ tướng, quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân với mức tăng/giảm theo biên độ 3 tháng/lần - Ảnh: EVNHN

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân với mức tăng/giảm theo biên độ 3 tháng/lần - Ảnh: EVNHN
 

Theo đó, trên cơ sở dự thảo của Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến ngày 13-7, EVN góp ý trên cơ sở gửi bản dự thảo đã hiệu chỉnh, cơ bản thống nhất và đồng tình với các nội dung. Bao gồm nguyên tắc, cơ chế điều chỉnh giá, mức độ tăng/giảm giá và thời gian điều chỉnh khi giá bán lẻ điện khi các khâu có biến động.

Thống nhất về biên độ điều chỉnh tăng giảm và thẩm quyền

Cụ thể tại dự thảo này, nguyên tắc điều chỉnh giá là sau khi Bộ Công Thương kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu. Chi phí này bao gồm khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân sẽ có tăng, có giảm với biên độ được quy định rõ ràng. Cụ thể, trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp tăng giá sẽ được áp dụng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên. Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.

Cụ thể, nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN.

Còn với trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.

Đề xuất sửa đổi các chi phí giá bán lẻ điện bình quân

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Ngoài ra, EVN cũng thống nhất với các quy định liên quan đến việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm. Cụ thể, dự thảo nêu rõ EVN có trách nhiệm gửi Bộ Công Thương báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán; báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, công bố công khai.

Tuy nhiên, một trong những quy định được EVN đề xuất sửa đổi khác với phương án của Bộ Công Thương là phương pháp lập giá bán điện bình quân.

Tại dự thảo, Bộ Công Thương quy định giá bán lẻ điện bình quân năm được lập trên cơ sở chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành, chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện, lợi nhuận định mức của EVN để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện.

Tuy nhiên, trong bản dự thảo được hiệu chỉnh, EVN đề xuất sửa đổi chi phí khâu “truyền tải điện” là chi phí “mua các dịch vụ truyền tải điện”; bổ sung thêm chi phí “điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực”.

Trên cơ sở đó, trong tổ chức thực hiện EVN đề nghị Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn EVN việc tính toán giá bán điện bình quân và các thành phần chi phí như đã nêu trên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc EVN đề xuất điều chỉnh các chi phí xác định giá bán lẻ điện bình quân là phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đầu vào trên thị trường điện, việc chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) về Bộ Công Thương quản lý.

Theo Ngọc An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/evn-dong-y-phuong-an-3-thang-dieu-chinh-gia-dien-lan-tang-tu-3-tro-len-20230820222838209.htm

  • Từ khóa

Sẽ nâng hạn mức rút tiền Mobile Money lên 100 triệu đồng/tháng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất nâng hạn mức rút tiền dịch vụ Mobile Money nhiều gấp 10 lần hiện nay.
09:53 - 04/07/2025
91 lượt xem

Cuộc đua thương mại trước 'giờ G' thuế quan Mỹ

Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ đang tất bật đàm phán với chính quyền ông Trump trước hạn chót ngày 9-7, trong bối cảnh nguy cơ thuế quan tăng mạnh...
09:50 - 04/07/2025
103 lượt xem

Vững bước mở rộng đội máy bay và mạng bay

Vietnam Airlines đã trở lại mạnh mẽ và hướng đến tương lai với nhiều kỳ vọng, thông qua việc mở rộng đội máy bay và khai thác thêm nhiều đường bay mới
08:31 - 04/07/2025
121 lượt xem

Giảm trừ gia cảnh theo mức chi tiêu thực tế, tại sao không?

Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh sẽ xóa bỏ thuế khoán từ 2026, bán hàng phải xuất hóa đơn từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, cơ quan...
08:23 - 04/07/2025
145 lượt xem

Tăng trưởng 6 tháng cao nhất cùng kỳ 20 năm qua

Ngày 3.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị Chính phủ thường kỳ và hội nghị trực tuyến với lãnh đạo 34 tỉnh, thành và hơn 3.300 xã, phường,...
07:00 - 04/07/2025
161 lượt xem