4
/
141837
Bộ Công Thương lại thôi muốn Bộ Tài chính quản lý xăng dầu
bo-cong-thuong-lai-thoi-muon-bo-tai-chinh-quan-ly-xang-dau
news

Bộ Công Thương lại thôi muốn Bộ Tài chính quản lý xăng dầu

Thứ 4, 01/02/2023 | 19:56:41
2,016 lượt xem

Bộ Công Thương đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong quản lý xăng dầu. Quan điểm khác với dự thảo lần 1 khi Bộ này đề xuất chuyển hẳn về Bộ Tài chính.

Bộ Công Thương đang tiếp tục xây dựng dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014 và Nghị định 95/2021 về kinh doanh xăng dầu.

Đề xuất không chuyển hẳn cho Bộ Tài chính quản lý xăng dầu nữa

Tại dự thảo lần 2 này, đối với ý kiến đề nghị giao một đầu mối quản lý mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong quản lý xăng dầu. Tuy nhiên, Bộ Công Thương yêu cầu cần làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ, ngành liên quan.

Đồng thời, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung thêm quy định là thời gian điều chỉnh chi phí định mức rút xuống còn 1 quý/lần. Trường hợp trong quý có biến động tăng, giảm từ 5% trở lên thì cho phép điều chỉnh ngay.

Quan điểm này của Bộ Công Thương đã thay đổi, khi ở dự thảo lần 1 khi mà ở lần trước cơ quan này đề xuất chuyển quản lý xăng dầu về Bộ Tài chính.

Bộ Công Thương lại thôi muốn Bộ Tài chính quản lý xăng dầu - 1

Thị trường xăng dầu trong năm mới đã có nhiều biến động (Ảnh: Văn Hưng).

Theo Bộ Công Thương, ưu điểm của phương án giữ nguyên các quy định hiện hành là việc phân công phối hợp giữa các bên đã được thực hiện từ nhiều năm, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành. Trong công tác điều hành giá, Bộ Tài chính rà soát và hướng dẫn việc xác định các chi phí để công bố cho Bộ Công Thương tính toán giá cơ sở mặt hàng xăng dầu. Việc này nhằm đảm bảo có sự giám sát, kiểm tra các chi phí một cách chính xác, khách quan, minh bạch, đúng chuyên môn nghiệp vụ.

Trong khi đó, nhược điểm là khi có vấn đề phát sinh, lại cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành để cùng xử lý.

Cũng theo Bộ Công Thương, vẫn nên giữ nguyên quy định về quản lý quỹ bình ổn xăng dầu như hiện nay. Tuy nhiên, về phân giao tổng nguồn xăng dầu, Bộ đề nghị sửa đổi quy định theo hướng chi tiết hơn nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu.

Đề xuất giá xăng tăng quá 5% sẽ điều chỉnh

Cũng tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất thời gian điều hành giữa 2 kỳ rút ngắn từ 10 ngày (như hiện nay) xuống mức 7 ngày, quy định vào một ngày cụ thể trong tuần. Trong giai đoạn giữa 2 kỳ điều hành, nếu giá cơ sở có biến động tăng trên 5%, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều hành giá.

Cơ quan quản lý đề xuất điều hành giá xăng dầu vào thứ 5 hàng tuần, không kể ngày nghỉ lễ. Trừ trường hợp thứ 5 trùng vào mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết Nguyên đán, kỳ điều hành sẽ được chuyển sang ngày mùng 4. Tại Nghị định 95, nếu kỳ nghỉ lễ không điều hành giá xăng dầu, kỳ điều hành sẽ được lùi sang kỳ tiếp theo.

Theo Bộ Công Thương, phương án trên nhằm bảo đảm giá xăng dầu bám sát hơn với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới, việc điều hành sẽ được thực hiện kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh những việc giá có biến động lớn trong những dịp nghỉ lễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Ưu điểm của phương án này là giá xăng dầu trong nước sẽ biến động gần hơn với biến động của giá xăng dầu thế giới. Khi giá tăng sẽ được sự ủng hộ của các doanh nghiệp.

Còn về nhược điểm, Bộ Công Thương cho rằng thời gian để thực hiện việc nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam (từ lúc đặt hàng đến lúc hàng về đến cảng Việt Nam) thường cần khoảng 10-15 ngày nên khi thị trường có sự bất ổn theo xu hướng bất lợi cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục có ý kiến về thời gian điều hành/công bố giá quá ngắn, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó đoán định được giá trong nước khi nhập khẩu xăng dầu (đặc biệt khi vào chu kỳ giá đi xuống, ví dụ có thể xảy ra sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine kết thúc).

Theo Văn Hưng/Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bo-cong-thuong-lai-thoi-muon-bo-tai-chinh-quan-ly-xang-dau-20230201170316162.htm

  • Từ khóa

Cuộc đua giao đồ ăn: Ai đang giành miếng to nhất?

Không chỉ dẫn đầu trên toàn thị trường, đơn vị này còn thành công trong việc chinh phục thế hệ người dùng trẻ, đặc biệt là nhóm tuổi từ 16-24.
09:34 - 09/07/2025
7 lượt xem

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động...
08:41 - 09/07/2025
38 lượt xem

Xuất khẩu nông sản hướng tới mục tiêu 70 tỷ USD

Sáu tháng đầu năm 2025, điểm sáng của toàn ngành nông nghiệp là kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5%; giá trị xuất siêu...
07:33 - 09/07/2025
36 lượt xem

Đề xuất điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng hàng không: Bổ sung Măng Đen và Vân Phong

Hệ thống cảng hàng không quốc gia sẽ được điều chỉnh quy hoạch để phù hợp hơn với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đáng chú ý, hai sân bay Măng Đen...
16:48 - 08/07/2025
445 lượt xem

Tăng trưởng tín dụng đã đạt 9,9%

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9,9%.
15:13 - 08/07/2025
460 lượt xem