19
/
113554
'An Dân bảo kiếm của vua Thành Thái' đấu giá ở Mỹ: 'Thợ làm giả hạng xoàng'
an-dan-bao-kiem-cua-vua-thanh-thai-dau-gia-o-my-tho-lam-gia-hang-xoang
news

'An Dân bảo kiếm của vua Thành Thái' đấu giá ở Mỹ: 'Thợ làm giả hạng xoàng'

Thứ 5, 22/07/2021 | 12:09:05
1,460 lượt xem

Đó là khẳng định của các nhà nghiên cứu văn hóa, cổ vật về cây kiếm được cho là của vua Thành Thái vừa được đấu giá tại Mỹ.

Thanh kiếm được nhà đấu giá giới thiệu là "món đồ lộng lẫy của lịch sử hoàng gia Việt Nam", "thanh bảo kiếm của vua Thành Thái" - Ảnh: GWS Auctions

Mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao về cây An Dân bảo kiếm "của vua Thành Thái" được Hãng GWS Auctions ở Mỹ tổ chức đấu giá.

Theo đó, cây kiếm dài 81cm, nơi rộng nhất 10cm, nơi lưỡi rộng nhất 3,8cm, phần chuôi và vỏ khảm nạm nhiều hoa văn bằng "vàng", "ngọc"...

Theo chữ Hán trên kiếm, kiếm được đúc vào tháng 2 năm Thành Thái thứ 11. Hiện vật có giá khởi điểm là 5.000 USD và được mua với giá 50.000 USD.

Kiếm giả

Nhìn vào cây kiếm, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc (TP.HCM) cho rằng đây là thanh kiếm đẹp, kỹ thuật chế tác cao. Song ông cảm thấy rất lạ vì kiếm được cho là của vua nhà Nguyễn, trong khi "hoa văn không có gì là thời Nguyễn hết".

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn (TP.HCM) cho biết rất buồn cười khi đọc chữ Hán trên thanh kiếm. Đó là những chữ "Vương quyền Thành Thái", "An Dân bảo kiếm" và các dòng chữ về năm tháng đúc kiếm... lẽ ra từ phải qua trái thì ở đây đi khắc ngược lại, với lối khắc khá nguệch ngoạc.

"Nếu người làm giỏi chữ Hán, viết đúng, khắc cho đẹp thì xem tận mắt mới biết, hoặc phỏng đoán có thể xác định tính giả thật trong khoảng 70 - 80%. Riêng thanh kiếm này như vậy thì dễ nhận ra là đồ giả, viết sai quy cách" - ông Sơn nhận định.

Là một chuyên gia về cổ vật thời Nguyễn, đặc biệt là đồ sứ ký kiểu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cũng khẳng định: "Không chỉ chữ sai, chữ chạm còn rất xấu và nguệch ngoạc so với kiếm thật của thời Nguyễn thường thấy, mà hoa văn trên kiếm cũng không phải là hoa văn thời Nguyễn nữa. Do đó có thể khẳng định đây là kiếm giả của một người thợ hạng xoàng".

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trịnh Bách cũng nói "rất tức cười vì người ta còn không biết cách làm và trang trí trên kiếm sao cho đúng, ta chẳng ra ta, mà Tàu chẳng ra Tàu".

Theo ông, cây này không phải kiếm, mà thường gọi là cây quất. Từ hoa văn, hột khảm và nhiều chi tiết khác bị sai so với kiếm Nguyễn "xịn". Lại nữa, người xưa thường không khắc những cụm chữ nghĩa kiểu như trên kiếm này vì nó rất lộn xộn, xấu xí, lại được khắc bằng mũi đục mới sau này.

"Đây không phải là kiếm của Việt Nam, cũng như không phải kiếm của Á Đông, và không có gì dính đến đồ cổ hết" - nhà nghiên cứu Trịnh Bách khẳng định.

Đấu giá cũng nhiều đồ giả

Những năm trở lại đây, rất nhiều người chơi, người buôn sang nước ngoài hoặc thông qua người thân săn lùng và tham gia đấu giá cổ vật Việt rồi đưa về Việt Nam.

Rất nhiều người ưa chuộng dòng cổ vật thuộc vương triều Nguyễn, cho nên giá cả dòng cổ vật này thường khá cao. Phần lớn người mua đều đặt niềm tin vào công tác giám định kỹ lưỡng và chắc chắn của nhà đấu giá. Song tình trạng mua phải đồ mới, đồ giả lại khá phổ biến.

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho biết tình trạng mua đấu giá trang phục giả khá nhiều và dẫn chứng nhiều trường hợp mua đấu giá trang phục cung đình đồ giả mà ông từng chứng kiến.

Mấy năm trước, ông từng trao đổi, phân tích và khuyến cáo một bảo tàng ở Việt Nam không nên mua một "áo vua" với giá "bạc tỉ" do một người mua đấu giá từ một hãng uy tín ở nước ngoài. Áo này là vải thật, do một vương phủ còn giữ và bán ra, sau đó người ta mua may lại và bán đi nước ngoài. Sau đó, chủ nhân đem đến hàng đấu giá...

Ông Bách khẳng định không phải áo thật không chỉ do chuyên nghiên cứu về trang phục cung đình thời Nguyễn mà còn dựa trên nguồn gốc chiếc áo mà ông biết rất rõ...

Theo ông Bách, đã mua đồ cổ đấu giá thì nên chọn hãng đấu giá uy tín. Tất nhiên, các hãng này nhiều trường hợp công tác giám định không như mọi người đặt niềm tin. Ngoài ra, theo ông: "Giờ đấu giá tạp nhạp lắm".

Bởi lẽ, có khá nhiều nhà đấu giá mới mở ở Pháp và một số ở Mỹ, một số do người Việt mở, đưa đồ từ Việt Nam sang bán và rất nhiều thứ được làm mới, làm giả.

Ông nói: "Giới giàu có mới nổi nhiều người đang theo chơi đồ cổ, cái chính là không nhiều người rành chuyên môn và thường tin tưởng vào khâu giám định của nhà đấu giá. Do đó tình trạng mua đồ giả khá phổ biến".

Theo Thái Lộc/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/an-dan-bao-kiem-cua-vua-thanh-thai-dau-gia-o-my-tho-lam-gia-hang-xoang-20210722082854879.htm

  • Từ khóa

Check-in có trách nhiệm: Làn sóng du lịch bền vững

Không còn là trào lưu nhất thời, hiện tại du lịch bền vững đã trở một trong những tiêu chí quan trọng cho du khách mỗi khi lựa chọn một hành trình. Tại...
09:03 - 09/07/2025
38 lượt xem

Thí sinh Việt Nam đăng quang Nam vương Du lịch Thanh thiếu niên Toàn cầu 2025 tại Thái Lan

Đại diện Việt Nam – Wang An Nam đã xuất sắc đăng quang danh hiệu Nam vương Du lịch Thanh thiếu niên Toàn cầu 2025 – Mister Tourism Junior Global 2025 tại...
07:40 - 09/07/2025
65 lượt xem

Bức ảnh Việt Nam chụp từ trên cao gây ấn tượng trong giải thưởng quốc tế

Giải thưởng Nhiếp ảnh thiên nhiên trên không quốc tế năm 2025 vừa công bố những bức ảnh chiến thắng đẹp nhất, trong đó có ảnh chụp cánh đồng ở Việt Nam...
15:55 - 08/07/2025
467 lượt xem

Giao lưu văn hóa, xuất bản ở Tuần lễ văn hóa ASEAN tại Trung Quốc

Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao VN - Trung Quốc, Tuần lễ văn hóa ASEAN 2025 vừa được tổ chức tại TP.Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung...
15:14 - 08/07/2025
489 lượt xem

Du lịch bứt tốc dẫn đầu khu vực

Sau khi bỏ xa "đối thủ" Thái Lan trên đường đua hút khách Trung Quốc, VN tiếp tục bứt tốc vươn lên trở thành điểm đến đạt mức tăng trưởng khách du lịch...
11:11 - 08/07/2025
593 lượt xem