11
/
182642
Chương trình mới mà học vẫn nếp cũ
chuong-trinh-moi-ma-hoc-van-nep-cu
news

Chương trình mới mà học vẫn nếp cũ

Thứ 6, 04/07/2025 | 08:17:00
230 lượt xem

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều ý kiến tranh luận liên quan đến đề thi. Ở đây cần nhìn nhận rằng thí sinh sốc với đề thi tốt nghiệp THPT 2025 có một phần trách nhiệm của người lớn.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025, năm đầu học sinh (HS) 12 học theo sách giáo khoa mới, nhưng lấy thước đo là yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018 liệu có quá nóng vội? Vòng đời chương trình phổ thông khoảng từ 10 đến 12 năm, yêu cầu cần đạt theo lộ trình, phù hợp với tình hình đội ngũ giáo viên (GV), cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công tác quản trị trường học… Tuy nhiên, thực tế còn khác xa với mong muốn.

GV chưa thật sự hiểu chương trình GDPT 2018, chưa đầu tư tâm sức cho soạn bài, lên lớp, kiểm tra và có thể do một bộ phận thầy cô nặng dạy thêm với "chằng chịt" động cơ. Hệ quả là, chương trình mới mà HS vẫn nếp cũ, ghi bài học, bài tập mẫu, nhớ và trả bài. Học cứ "lối cũ ta về" thì khi gặp đề thi mới, "tắc" là tất yếu!

Phương pháp dạy học mà người thầy dẫn dắt HS hiện nay vẫn chủ yếu bằng phỏng đoán, trải nghiệm, luyện thi trúng, điểm cao… Điều này mâu thuẫn với yêu cầu của chương trình mới, sách giáo khoa mới.

Học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là lứa học sinh đầu tiên hoàn tất chương trình giáo dục mới cấp THPT ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Quán tính của GV đối với chương trình GDPT 2006 còn lớn nên GV soạn giảng, lên lớp, kiểm tra trộn lẫn chủ quan giữa hai chương trình cũ (2006) và mới (2018). Đáng lo hơn, từ ban giám hiệu, GV, HS, phụ huynh đều bị "ru" bởi điểm số 9, 10; tổng kết năm học với những con số đẹp về HS giỏi, HS xuất sắc.

Do đó khi đề thi đòi hỏi khả năng hiểu, vận dụng mà việc dạy và học vẫn như cũ thì trò khóc sau kỳ thi tốt nghiệp THPT có lỗi không hề nhỏ của không ít thầy cô, cán bộ quản lý các nhà trường và cả phụ huynh.

Sau kỳ thi, có những việc hệ trọng cần phải làm đối với ngành giáo dục hiện nay như: đánh giá độ khó đề thi toán, tiếng Anh; kết quả thực hiện triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GDPT; tác động đề thi tốt nghiệp THPT đến mỗi nhóm đối tượng HS; định hướng kỳ thi này cho những năm tiếp sau.

Việc này đòi hỏi sự nghiêm cẩn, chính xác, trung thực, lấy lợi ích của người học làm ưu tiên, lấy mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực làm cốt lõi, lấy sự đắc nhân tâm làm động lực, lấy sự công tâm làm thước đo đạo đức nhà giáo.

Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, mong lắm sự thay đổi tích cực để giáo dục kịp bước cùng với cả nước trong hành trình đổi mới.

Theo Nguyễn Hoàng Chương/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/chuong-trinh-moi-ma-hoc-van-nep-cu-185250703193832249.htm

  • Từ khóa

Mở rộng đối tượng người học được miễn giảm học phí từ năm học 2025-2026

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đáng chú ý là việc...
15:50 - 04/07/2025
42 lượt xem

Quy đổi điểm IELTS để xét tuyển: Cơ hội hay rào cản?

Việc các trường đại học ngày càng mở rộng diện xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang là xu thế tất yếu nhưng cũng đặt ra câu hỏi về sự đồng đều...
13:40 - 04/07/2025
100 lượt xem

Những câu chuyện đẹp mùa thi 2025

Có những thí sinh ngoài 40, thậm chí 50 tuổi vẫn quyết tâm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cùng những chia sẻ thú vị.
12:08 - 04/07/2025
131 lượt xem

Trường nghề đìu hiu, khó tuyển nổi 50% chỉ tiêu

Việc tuyển sinh tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn chồng chéo, vất vả. Nhiều trường đã hạ chỉ tiêu tuyển sinh nhưng vẫn chưa có tín hiệu tích...
10:06 - 04/07/2025
185 lượt xem

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia...
07:40 - 04/07/2025
250 lượt xem