24
/
77209
Chuyên gia quốc tế lo ngại ý đồ độc chiếm Biển Đông tại hội thảo CSIS
chuyen-gia-quoc-te-lo-ngai-y-do-doc-chiem-bien-dong-tai-hoi-thao-csis
news

Chuyên gia quốc tế lo ngại ý đồ độc chiếm Biển Đông tại hội thảo CSIS

Thứ 6, 02/08/2019 | 08:50:48
622 lượt xem

Giáo sư về quản lý chính sách ở Đại học Keio, ông Toshihiro Nakayama cho biết Nhật Bản là nước "rất dễ bị tổn thương" trước những diễn biến tiêu cực trên Biển Đông.

(Nguồn: Reuters)

Tại Hội thảo về Biển Đông thường niên lần thứ 9 diễn ra mới đây ở thủ đô Washington, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ đã mời các học giả đại diện các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Australia... đánh giá về những diễn biến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông.

Giáo sư về quản lý chính sách ở Đại học Keio, ông Toshihiro Nakayama cho biết Nhật Bản là nước "rất dễ bị tổn thương" trước những diễn biến tiêu cực trên Biển Đông.

Ông giải thích: “Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào giao thương... Hơn 90% giao thương của Nhật Bản lệ thuộc vào vận chuyển bằng đường biển. Do đó, Biển Đông là huyết mạch hàng hải hết sức quan trọng đối với Nhật Bản. Nếu con đường hàng hải đó bị chặn hoặc nếu một quốc gia đơn lẻ nào đó làm chủ vùng biển đó thì Nhật Bản sẽ rơi vào tình thế dễ bị tổn thương.”

Vì vậy, Nhật Bản "rất lo ngại trước ý đồ của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông."

Trong khi đó, bà Pooja Bhatt, nghiên cứu sinh tiến sỹ của Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), khẳng định lập trường của New Delhi về vấn đề Biển Đông là "hòa bình, ổn định và an ninh dựa trên luật pháp và chuẩn mực được quốc tế chấp nhận, ủng hộ tự do hàng hải, tự do hàng không và thương mại không bị gián đoạn."

Bà Bhatt chỉ ra rằng Ấn Độ có nhiều lợi ích ở Biển Đông và cũng sẽ là một “nạn nhân" nếu vùng biển này xảy ra bất ổn.

Trong khuôn khổ chính sách đối ngoại “Hướng Đông,” Ấn Độ trong những năm qua đã tích cực tăng cường sự hiện diện về kinh tế, chính trị và quân sự với các nước xung quanh Biển Đông. 

Cũng tại hội thảo, bà Bec Strating, giảng viên chính trị thuộc Đại học La Trobe (Australia), nhấn mạnh Australia cũng có lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông và đây là ưu tiên trước hết của nước này.

Bà nêu rõ: “Chính sách được công bố của Australia trong những năm qua là bày tỏ mối quan ngại lớn đối với các cường quốc đang nổi thách thức luật lệ trên biển, trên không, và xem đó là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực"./.

Theo Bích Liên/TTXVN

  • Từ khóa

Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra ra hầu tòa về tội khi quân

Ngày 1-7, ông Thaksin chính thức tham gia phiên tòa đầu tiên liên quan đến cáo buộc xúc phạm hoàng gia Thái Lan.
17:34 - 01/07/2025
161 lượt xem

Chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với Starbucks tại Mỹ

Luckin Coffee, chuỗi cà phê của Trung Quốc từng vượt mặt Starbucks về số lượng cửa hàng tại quê nhà vừa chính thức mở hai cơ sở đầu tiên tại Mỹ, đều nằm ở...
16:21 - 01/07/2025
176 lượt xem

'Thế chiến thứ III xảy ra nếu Ukraine gia nhập NATO'

Viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO có thể dẫn tới những hậu quả đặc biệt to lớn với liên minh quân sự này.
15:20 - 01/07/2025
194 lượt xem

Nóng: Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn bị tạm đình chỉ chức vụ

Ngày 1-7, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã ra phán quyết tạm đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra trong khi chờ xem xét vụ kiện yêu cầu bãi...
14:12 - 01/07/2025
408 lượt xem

Mỹ rút khỏi Ukraine, trao ấn kiếm cho Nga

Mỹ đang dần dần rút khỏi các tiến trình ở Ukraine, giúp cho Lực lượng Vũ trang Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trước Quân đội Ukraine.
07:36 - 01/07/2025
392 lượt xem