213
/
160098
Mất sạch tiền vì một cuộc gọi, làm gì để không trở thành nạn nhân?
mat-sach-tien-vi-mot-cuoc-goi-lam-gi-de-khong-tro-thanh-nan-nhan
news

Mất sạch tiền vì một cuộc gọi, làm gì để không trở thành nạn nhân?

Thứ 5, 15/02/2024 | 16:44:00
1,960 lượt xem

Apple cảnh báo người dùng iPhone cẩn trọng để không trở thành nạn nhân của cuộc gọi giả mạo

Cảnh báo trên được gã khổng lộ công nghệ Mỹ phát đi trong bối cảnh nữ y tá Avalon Grimes vừa mất sạch toàn bộ số tiền tiết kiệm 24.000 USD (gần 600 triệu đồng) sau khi nhận cuộc gọi từ ứng dụng giả mạo số có trên App Store.

"Số tiền tiết kiệm cả đời của tôi đã bị mất sạch chỉ sau một cuộc gọi" - nữ y tá người Mỹ nói với CBS News . Cô đã báo cáo vụ việc cho cảnh sát và họ nói rằng đó là "cuộc gọi giả mạo". Kẻ lừa đảo dùng một ứng dụng có thể giả mạo số điện thoại ngân hàng Chase Bank khiến cô không nhận ra.

Apple cảnh báo người dùng hết sức cẩn trọng với những cuộc gọi không rõ danh tính. Ảnh minh hoạ: Dreamstime

Nạn nhân kể số liên lạc gọi đến điện thoại của mình giống với dòng được in trên mặt sau thẻ tín dụng Chase Bank khiến cô không hề nghi ngờ và làm theo các chỉ dẫn. Chỉ vài bước cung cấp thông tin, kẻ gian đã thuyết phục nạn nhân chuyển 24.000 USD tiền tiết kiệm sang một tài khoản khác "an toàn hơn".

"Tôi chuyển 24.000 USD sang tài khoản khác vì tưởng đầu dây bên kia là nhân viên Chase Bank tốt bụng. Sau khi chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời, tôi mới biết mình bị lừa" - nữ y tá kể.

Thông tin từ T-Mobile, nhà mạng Grimes đang sử dụng, cho thấy số điện thoại gọi cho cô thực tế không phải là dòng số in sau thẻ ngân hàng của Chase Bank.

Grimes bị một loại ứng dụng mới cho phép giả mạo ID của một số tổ chức, ngân hàng. Chúng xuất hiện khá nhiều gần đây và đang bị lợi dụng cho mục đích lừa đảo, song vẫn tồn tại trên cửa hàng ứng dụng App Store.

Để không trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo tương tự, chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng tuyệt đối không nhắc lại cho người gọi bất kỳ mã bảo mật nào đã được gửi tới điện thoại của bạn. 

Bên cạnh đó, không trả lời cuộc gọi từ số mà bạn nghi ngờ. Nếu bạn đã bốc máy trả lời cuộc gọi, hãy cúp máy ngay lập tức.

Không nhấn bất kỳ nút nào và không tiết lộ thông tin cá nhân như số căn cước công dân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, số thẻ tín dụng hoặc bất kỳ mật khẩu nào.

Đừng tin tưởng bất kỳ người gọi nào, trừ khi bạn biết chắc chắn đó là ai. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo giúp những kẻ lừa đảo giả mạo danh tính dễ dàng hơn nhiều, có thể giả mạo cả giọng nói của người thân bạn.

Đối với cuộc gọi nhân danh cơ quan pháp luật, người nghe cũng cần hết sức bình tĩnh, hít thở thật sâu và nói với đầu dây bên kia "mời đến gặp tôi để làm việc".

Theo Bằng Hưng/ Người lao động

https://nld.com.vn/mat-sach-tien-vi-mot-cuoc-goi-lam-gi-de-khong-tro-thanh-nan-nhan-196240214114255504.htm

  • Từ khóa

Sẽ sớm có chính sách chi 75.000 tỉ đồng cho phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sau khi Luật Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số được ban hành, sẽ có chính sách nhằm cụ thể hóa việc hỗ trợ chuyên gia, tham gia các...
16:08 - 28/06/2025
347 lượt xem

Lý do Samsung hứng thú với chương trình 'thu cũ đổi mới' smartphone

Nếu đang có ý định mua smartphone mới với mức giá tốt, các chương trình "thu cũ đổi mới" là điều mà nhiều người lựa chọn.
09:03 - 28/06/2025
513 lượt xem

Phần mềm gián điệp SparkKitty nguy hiểm ra sao?

Kaspersky vừa phát hiện một phần mềm gián điệp mới mang tên SparkKitty. Loại mã độc này được thiết kế để tấn công điện thoại thông minh sử dụng hệ điều...
17:08 - 27/06/2025
870 lượt xem

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo có thể trả lời mọi câu hỏi trong vài giây, nhiều người mặc định xem AI là nguồn kiến thức chính xác. Nhưng nếu thông...
12:03 - 27/06/2025
998 lượt xem

Cảnh báo Trojan SparkKitty giả mạo TikTok, tấn công người dùng iOS và Android

Các chuyên gia Kaspersky phát hiện một phần mềm gián điệp mới mang tên SparkKitty, nhắm vào người dùng iOS và Android.
11:16 - 27/06/2025
1,037 lượt xem