213
/
148210
Phát minh 'áo len công nghệ' cho robot
phat-minh-ao-len-cong-nghe-cho-robot
news

Phát minh 'áo len công nghệ' cho robot

Thứ 6, 02/06/2023 | 15:28:00
1,997 lượt xem

Với cái tên RobotSweater, công nghệ này đang được phát triển bởi một nhóm tại Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ).

Công nghệ này cũng có thể cho phép con người huấn luyện robot thực hiện một số hành động nhất định. 

Để tránh vô tình làm tổn thương đồng nghiệp là con người, nhiều robot công nghiệp có các cảm biến phát hiện sự tiếp xúc vật lý với con người hoặc những vật thể khác. Các nhà khoa học hiện đã phát minh ra một chiếc áo len công nghệ cao mang chức năng này đến những robot chưa có.

Với cái tên RobotSweater, công nghệ này đang được phát triển bởi một nhóm tại Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) do Giáo sư trợ lý James McCann và Changliu Liu đứng đầu. “Bộ quần áo” được quấn quanh cánh tay robot hoặc thiết bị khác và được kết nối với nguồn điện. Công nghệ này được tạo thành từ ba lớp vật liệu xếp chồng lên nhau.

Các lớp trên và dưới cùng bao gồm sợi nilon thông thường. Trong đó, các sọc cách đều nhau của sợi dẫn điện bằng sợi kim loại chạy qua chúng. Những sọc đó được sắp xếp thành hàng trên một lớp và theo cột trên lớp kia. Vì vậy, chúng kết hợp với nhau để tạo thành lưới khi nhìn từ trên xuống. Kẹp giữa hai lớp đó là một lớp lưới cách điện không dẫn điện.

Miễn là không có áp lực bên ngoài tác động lên RobotSweater, hai lớp sọc dẫn điện sẽ được tách ra khỏi nhau. Tuy nhiên, khi áp lực xảy ra, một số sọc trên các lớp đó kết nối với nhau thông qua những lỗ trên lớp lưới.

Hiện tượng này sẽ đóng một mạch, tạo ra một tín hiệu điện. Bằng cách phân tích nơi tín hiệu đó bắt nguồn trong lưới sọc dẫn điện, có thể xác định nơi áp suất đang tác dụng lên cơ thể mặc áo len của robot.

Ở một kịch bản trong thế giới thực, robot sau đó có thể phản ứng bằng cách ngừng chuyển động ngay lập tức. Công nghệ này cũng có thể cho phép con người huấn luyện robot thực hiện một số hành động nhất định bằng cách chạm vào và hướng dẫn chúng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đang khám phá khả năng sử dụng các lệnh vuốt và chụm ngón tay trên áo len, như thể nó là một màn hình cảm ứng.

Như một phần thưởng bổ sung, vì RobotSweater được làm bằng vật liệu mềm và linh hoạt, nó có thể được áp dụng trên các bộ phận có hình dạng kỳ cục hoặc khi chuyển động của robot không thể chứa các cảm biến cứng thông thường.

Changliu Liu - Giáo sư trợ lý về robot tại Khoa Khoa học Máy tính - cho biết: “Chúng tôi có thể sử dụng điều đó để giúp robot thông minh hơn trong quá trình tương tác với con người.

Trong khi đó, ông James McCann - người có nghiên cứu tập trung vào chế tạo dệt may trong những năm gần đây - cho biết: “Máy dệt kim có thể tạo mẫu sợi thành các hình dạng không phẳng, có thể cong hoặc sần. Điều đó khiến chúng tôi nghĩ rằng, có thể tạo ra các cảm biến phù hợp với robot bốt cong”.

Theo Kim Dung/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/phat-minh-ao-len-cong-nghe-cho-robot-post640890.html

  • Từ khóa

Quản lý thi cử trong kỷ nguyên số: Ba trụ cột hóa giải thách thức

Hành vi chưa từng có tiền lệ này không chỉ đặt ra yêu cầu về giải pháp ứng phó với gian lận thi cử mới mà còn đòi hỏi cả những thay đổi trong dạy học,...
15:40 - 03/07/2025
188 lượt xem

Tường lửa thế hệ mới đạt tốc độ 300 Gbps

Hệ thống tường lửa truyền thống của các hệ thống an ninh mạng không đủ để giải quyết các rủi ro tấn công, đặc biệt trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát...
14:08 - 03/07/2025
204 lượt xem

Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ ngành xuất bản bứt phá

Trong làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng sâu rộng, ngành xuất bản được kỳ vọng bước vào thời kỳ bứt phá với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ trí tuệ nhân...
12:09 - 03/07/2025
255 lượt xem

Google trả giá vì lén theo dõi điện thoại Android

Google bị tố cáo lén lút thu thập dữ liệu ngay cả khi điện thoại Android của bạn đang 'ngủ'.
10:45 - 03/07/2025
292 lượt xem

Ứng dụng VNeID vừa bổ sung một loạt tiện ích mới mà người dân cần biết

Với bản cập nhật mới, người dân có thể truy cập VNeID ổn định, không còn gặp tình trạng gián đoạn như trước.
09:59 - 03/07/2025
300 lượt xem