19
/
182707
Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình
day-con-khong-phai-tim-cach-de-chung-so-hai-minh
news

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

Thứ 7, 05/07/2025 | 19:48:00
91 lượt xem

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, nếp nhà là trái tim của gia đình, di sản từ quá khứ. Có những nếp nhà tốt đẹp cần tiếp tục giữ lại và phát triển, nhưng có những điều không còn phù hợp với thời đại thì phải can đảm thay đổi.

TS Nguyễn Hồng Phương, tác giả sách Nếp nhà, cho rằng không phải tất cả nếp nhà đều đáng giữ - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 5-7, tại TP.HCM diễn ra buổi giao lưu ra mắt sách Nếp nhà - Từ gốc rễ đến ngọn gió cùng TS Nguyễn Hồng Phương. 

Gia đình, với yêu thương và những giá trị truyền thống vững chắc, là gốc rễ nuôi dưỡng Nguyễn Hồng Phương trên hành trình trưởng thành. Nếp nhà là quyển sách đầu tay của chị, như hành trình nối dài những điều đã được gieo trong lòng với mong muốn lan tỏa sự kết nối, tỉnh thức và yêu thương đến mỗi gia đình trong mọi thời đại.

Nếp nhà là trái tim của gia đình

Nếp nhà - Từ gốc rễ đến ngọn gió không cố đóng khuôn với một hình mẫu gia đình hoàn hảo. Từng câu chuyện, bài học sẽ là một dấu chấm lặng khiến ta chững lại giữa nhịp sống vội vã và tự đối thoại với chính mình, để tạo nên những kết nối ý nghĩa và bền chặt với các thành viên trong gia đình, dù ở bất kỳ thế hệ nào.

Xuyên suốt 10 chương của quyển sách, tác giả đều gửi gắm một "lời mời thực hành" để khơi gợi nhận thức, tạo cảm hứng, khích lệ sự thấu hiểu và thúc đẩy hành động tích cực nơi độc giả.

Ba phần của quyển sách mang đến cho bạn đọc một lộ trình thực hành, giúp ta tái thiết lập sự kết nối trong gia đình. 

Nếu phần 1 - Nếp nhà - gốc rễ gia đình là sự quay về với những giá trị nền tảng đã thấm sâu qua từng bữa cơm, tiếng nói, ánh mắt của các thành viên trong gia đình thì phần 2 mở ra cái nhìn về cách các thế hệ tiếp nối nhau không chỉ bằng huyết thống, mà còn qua nếp nhà và những giá trị này không ngừng giao thoa, phát triển.

Ở phần cuối cùng - Di sản gia đình: kết nối, vươn xa và tôn tạo khẳng định nếp nhà, một khi được gìn giữ và phát triển đúng cách, sẽ trở thành một di sản tinh thần vô giá.

Với tác giả Nguyễn Hồng Phương, "nếp nhà không chỉ là những di sản từ quá khứ mà còn là những giá trị đang sống, đang thở trong cuộc sống hiện tại của mỗi chúng ta. 

Nó là phần hồn, trái tim của gia đình, được xây dựng nên từ những khoảnh khắc bình dị, yêu thương chân thành và những giọt mồ hôi cần mẫn, để rồi theo thời gian, thấm đẫm những ý nghĩa sâu sắc, không thể nhạt phai".

Sách Nếp nhà đề cập đến những giá trị cần có trong gia đình - Ảnh: NXB

Không phải tất cả nếp nhà đều đáng giữ

Tuy nhiên, theo Nguyễn Hồng Phương, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng không phải mọi nếp nhà đều mang trong mình những giá trị tích cực.

"Có những thói quen tốt đẹp mà chúng ta cần tiếp tục gìn giữ và phát huy, nhưng cũng có những điều đã không còn phù hợp với thời đại mà chúng ta cần can đảm thay đổi, để gia đình có thể phát triển một cách tốt đẹp hơn.

Chẳng hạn, thế hệ trước có quan niệm "trẻ con thì không được phép lên tiếng khi người lớn đang nói chuyện". 

Nhưng ngày nay, việc khuyến khích con trẻ tự do bày tỏ quan điểm một cách đúng mực lại vô cùng quan trọng để giúp chúng rèn tư duy độc lập, sự tự tin, năng lực giao tiếp", chị Phương phân tích.

Theo chị, mỗi thành viên trong gia đình cần quan sát để hiểu, chọn lọc, thay đổi và chuyển hóa để nếp nhà trở thành một di sản tốt đẹp. 

Ví dụ như trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái, thay vì "thương cho roi, cho vọt" thì cha mẹ có thể thay đổi cách xử lý cảm xúc của mình khi con phạm lỗi. 

"Hãy dành một cuộc đối thoại bình tĩnh, một sự hướng dẫn nhẹ nhàng để giúp trẻ hiểu đúng vấn đề hơn là sợ hãi trước hình phạt. Tôi nghiệm ra rằng: Dạy con không phải là tìm cách khiến con sợ hãi mình, mà là hành trình để hai bên hiểu nhau hơn", chị Phương nói. 

Sau khi nhận bằng tiến sĩ công nghệ thông tin tại Pháp năm 1998, Nguyễn Hồng Phương trở về Việt Nam và dành hơn 25 năm cho giáo dục với nhiều vai trò từ giảng viên, nhà quản lý đến giám đốc đào tạo tại các cơ sở giáo dục như: Đại học Hoa Sen, Đại học FPT, Viện Quản trị & Công nghệ FSB.

Hiện tại, chị giữ vai trò Chief Well-being Officer (CWO) tại Khối Giáo dục FPT.

Theo Hồ Lam/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/day-con-khong-phai-tim-cach-de-chung-so-hai-minh-2025070514275641.htm

  • Từ khóa

Biểu trưng sử dụng trong hoạt động tuyên truyền Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Logo thể hiện không khí thiêng liêng, ý nghĩa sâu sắc và niềm vui hân hoan của toàn thể quốc dân đồng bào trong ngày độc lập đầu tiên.
10:33 - 05/07/2025
330 lượt xem

'The Old Guard 2' có Ngô Thanh Vân, Charlize Theron gây thất vọng

Sau 5 năm, 'The Old Guard 2' trình làng với sự trở lại của Charlize Theron, Ngô Thanh Vân, Uma Thurman cùng dàn sao quốc tế. Tuy nhiên, phim bị chê nội...
16:44 - 04/07/2025
761 lượt xem

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Văn hóa - Xã hội thuộc UBND cấp xã

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 10/2025/TT-BVHTTDL hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở...
15:52 - 04/07/2025
811 lượt xem

Văn học Việt được gọi tên ở Pháp

Tối 27-6 tại Hôtel d'Heidelbach, thuộc Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet, lễ trao giải cho tiểu thuyết xuất sắc nhất của năm do Nhà xuất bản Éditions...
11:46 - 04/07/2025
885 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Tại Hà Nội, tối 3.7, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí...
09:55 - 04/07/2025
915 lượt xem