11
/
180003
Bãi bỏ hình thức kỷ luật đuổi học với học sinh?
bai-bo-hinh-thuc-ky-luat-duoi-hoc-voi-hoc-sinh
news

Bãi bỏ hình thức kỷ luật đuổi học với học sinh?

Thứ 5, 08/05/2025 | 11:22:00
2,098 lượt xem

Mức kỷ luật đối với học sinh vi phạm kỷ luật dự kiến là nhắc nhở, phê bình, viết bản kiểm điểm, thay vì nặng nhất là đuổi học như quy định hiện hành.

Bộ GD-ĐT mới đăng tải, lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh, trong đó bãi bỏ hình thức kỷ luật nặng nề nhất là đuổi học với học sinh vi phạm.

Thông tư mới khi được ban hành sẽ thay thế Thông tư 08/TT của Bộ GD-ĐT hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông từ cách đây gần 40 năm (1988).

Bộ GD-ĐT dự kiến bãi bỏ hình thức kỷ luật nặng nề nhất là đuổi học với học sinh ẢNH: CẮT CLIP

Thông tư hiện hành có 5 hình thức kỷ luật với học sinh tùy theo mức độ vi phạm: khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 1 tuần và đuổi học 1 năm.

Dự thảo thông tư mới sửa đổi hoàn toàn, chỉ còn 3 hình thức kỷ luật, gồm: nhắc nhở, phê bình và yêu cầu viết bản tự kiểm điểm; không còn hình thức đuổi học với học sinh.

Một trong những nội dung bị phản ứng gay gắt trong quy định về kỷ luật học sinh trong Thông tư 08/TT hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông hiện hành là việc phê bình trước lớp, trước toàn trường khi học sinh mắc lỗi (tùy theo mức độ). Dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông đã bãi bỏ quy định này.

Dự thảo quy định 2 biện pháp kỷ luật đối với học sinh tiểu học là nhắc nhở và yêu cầu xin lỗi. Các biện pháp kỷ luật đối với học sinh tiểu học không lưu hồ sơ và học bạ của học sinh. Đồng thời, quy định các hình thức khen thưởng gồm tuyên dương trước lớp, tuyên dương trước toàn trường, giấy khen của hiệu trưởng và thư khen.

Ngoài các hình thức tuyên dương, khen thưởng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện hình thức tuyên dương, khen thưởng khác phù hợp nhằm động viên, nêu gương kịp thời đối với học sinh trong học tập, rèn luyện.

Từng dự kiến thay "đuổi học" bằng "tạm dừng học tập"

Trước đó, năm 2020, Bộ GD-ĐT từng công bố dự thảo thông tư mới quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông, dự kiến thay thế Thông tư 08/TT, được xem đã quá lỗi thời.

Dự thảo thông tư được xin ý kiến vào thời điểm này cũng bãi bỏ hình thức kỷ luật là đuổi học với học sinh nhưng vẫn giữ mức độ kỷ luật "tạm dừng học tập", áp dụng đối với những trường hợp học sinh đã bị kỷ luật cảnh cáo nhưng không sửa chữa, tái phạm hoặc vi phạm thêm những khuyết điểm khác trong khoảng thời gian 1 học kỳ...

Với các vi phạm khác, giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp để giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh: khuyên bảo, động viên; nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm.

Tuy nhiên, sau khi có nhiều góp ý trái chiều, Bộ GD-ĐT đã không ban hành thông tư cho đến nay.

Theo đại diện Vụ Học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT), các hình thức kỷ luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm của học sinh. Kỷ luật nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm; tự giác điều chỉnh hành vi, khắc phục hậu quả, tự giác tu dưỡng, rèn luyện để tiến bộ và hình thành thói quen, lối sống kỷ luật.

Nguyên tắc của việc kỷ luật nhằm bảo đảm tính chủ động, tích cực trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh; giữ vững kỷ cương, nền nếp trong trường. Tôn trọng, bao dung, khách quan, không định kiến, bảo đảm quyền được tham gia và lợi ích của học sinh đối với các vấn đề liên quan.

Bảo đảm phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, thể chất, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm văn hóa vùng miền của từng học sinh. Không sử dụng biện pháp kỷ luật mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của học sinh.

Theo Tuệ Nguyễn/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/bai-bo-hinh-thuc-ky-luat-duoi-hoc-voi-hoc-sinh-185250508083650138.htm

  • Từ khóa

Hài hòa mục tiêu Kỳ thi cho học sinh lớp 12

Với nhiều điểm mới, diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại với đa chiều cảm xúc; trong đó để lại nhiều dư âm hơn cả là đề...
15:53 - 02/07/2025
330 lượt xem

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
14:29 - 02/07/2025
384 lượt xem

Chuyên gia nước ngoài nói về kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là một cơ sở quan trọng để xét tuyển thí sinh vào ĐH. Theo các chuyên gia nước ngoài, kỳ thi lần này đã chuyển trọng tâm từ...
12:32 - 02/07/2025
396 lượt xem

Có kết quả thi, mới xác định được đề khó hay không?

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng một số thông tin đánh giá đề khó có thể do nhiều nguyên nhân, khi có kết quả chấm thi, mới xác định rõ ràng
10:24 - 02/07/2025
445 lượt xem

Hàng chục triệu sinh viên tốt nghiệp là thách thức lớn cho thị trường việc làm

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đình trệ, nhu cầu tuyển dụng thấp, hơn 12,22 sinh viên tốt nghiệp đang là thách thức lớn cho thị trường việc làm.
08:38 - 02/07/2025
455 lượt xem